Truyện Đế tôn của tác giả Trạch Trư khá hấp dẫn, tiết tấu nhanh, dồn dập, thể hiện đúng tính cách của Giang Nam. Tác giả bố trí tình tiết, bố cục và cả mạch truyện đều hợp lý, thể hiện được nền tàng văn phong vững chắc của mình.
Xem thêm:
– Link nghe truyện: Đế tôn
– Cảnh giới trong Đế tôn
Điểm trừ là khả năng luyện đan thiên phú của Giang Nam ở phần đầu truyện, tác giả hơi bị kiêng cưỡng khi cho nam chính trở thành tông sư luyện đan quá dễ dàng mà không hề có lý do gì đặc biệt cả. Làm mất điểm cho nhân vật của mình.
Nam chính trưởng thành khá nhanh nhờ sự sát phạt, quyết đoán, và cả thông minh tài trí của mình, vì cũng gặp được những thế lực đối nghịch vừa đủ tầm nên khi đọc sẽ không bị thấy buff lên nhiều. Truyện sẽ rất hợp ý với đa số các bạn đọc.
Tình cảm giữa các nhân vật cũng có nhưng hơi nhạt, không có gì đáng nói cả. Mà truyện ít dính vào nhiều nữ thì mạch mới liền lạc được, main mà nhiều cỡ 4-5 vợ trở lên thì lâu lâu dính chuyện thị phi, phải đi giải quyết chuyện của mấy ông bố vợ, anh chị em vợ,… rồi cung đấu thì hết ngàn ức năm cũng chả có kết quả gì.
Giang Nam được coi là một nhân vật chung tình, không hẳn là không từng rung động với ai ngoài Giang Tuyết, nhưng đến cuối cùng hắn vẫn là cùng nàng ấy đi tới cái kết viên mãn.
Cảnh giới thì gần như bị chia ra làm 2 phần gần như không liên quan gì đến nhau cả. Phần đầu nếu chỉ coi như võ học bình phàm, thì phần sau là cảnh giới tiên đạo, của thần của thiên tôn. Hay nhất của bộ này là tu luyện tâm cảnh, phân tích về nhân quả.
Dưới thần dù có năng lực di sơn đảo hải thì vẫn chỉ là sức người, chưa có tạo hóa, chưa có thời không. Đến đỉnh của thần mới mờ mịt chạm tới năng lực tạo hóa trường sinh. Đến tiên là đỉnh cao mà mọi tu luyện giả theo đuổi. Hệ thống tu luyện của truyện này, có thể hiểu như là một lối giải thích khác, một cách hiểu khác của tác giả về thần, tiên, yêu , ma, quỉ, tiên thiên sinh vật.
Nhân vật trong Đế Tôn
– Giang Nam: Hắn là kẻ có ý chí võ đạo tinh thuần, thậm chí đã hình thành ý chí sát phạt, quyết đoán. Đạo hữu nào không thích tính cách đấy thì nói là ngông cuồng cũng được, nhưng theo mình thì tác giả cho Giang Nam mang tính cách đó cũng hợp lý, vì hắn không phải là kẻ trọng sinh hay xuyên không mà chỉ là một nạn dân.
Để tồn tại trong thế giới tu chân khắt nghiệt này, thì đương nhiên phải hung ác rồi, chỉ có thể đựa vào nắm đấm của bản thân mà tạo ra con đường sinh tồn thôi.
Hắn tu luyện ma ngục huyền thai kinh, công pháp này bá đạo ở chỗ chỉ cần nhìn 1 lần là nó có thể suy diễn ra tất cả công pháp khác có cấp độ dưới nó, giúp hắn đủ tiền vốn phát triển lúc đầu. Về sau đủ lông đủ cánh thì tự phế môn này, đi trên con đường riêng của bản thân, không phụ thuộc công pháp của bất cứ cường giả đi trước nào.
Giang Tuyết: Vốn là một hồ ly cực kỳ yêu mị đã tu luyện đến cảnh giới chí cao, nhưng vì biến cố mà cảnh giới rớt xuống đáy, phải tu luyện lại từ đầu. Là một tuyệt sắc giai nhân, nhưng đồng thời cũng là cường giả cực kỳ mạnh mẽ nên tâm trí của nàng tinh thuần, hiểu biết sâu rộng về đại đạo.
Về sau nàng vì Giang Nam mà có thể hy sinh tất cả. Và Giang Nam cũng đã không phụ nàng. Hắn nỗ lực không ngừng, không muốn làm tiếp một tiểu đệ đệ cần nàng chiếu cố, hắn muốn trở thành một nam tử hán đội trời đạp đất.
Hiện tại, tác phẩm Mục Thần Ký của tác giả Trạch Trư cũng đang rất nổi bật ở các bảng xếp hạng.